Người đàn ông ăn tỏi sống mỗi ngày để chữa bệnh dạ dày, sau 3 tháng nhận tin sốc

Nguyễn Trinh

Mặc dù tỏi có tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách sẽ khiến cơ thể gặp nguy hiểm.

Anh Zhang, 43 tuổi, sống ở Trung Quốc, là một tài xế taxi. Để có thêm thu nhập, anh thường xuyên bỏ bữa, dẫn đến các cơn đau dạ dày dai dẳng. Sau khi thăm khám, anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm loét dạ dày và nhiễm vi khuẩn HP. Bác sĩ khuyến cáo anh nên điều trị ngay và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, do lo sợ phải uống thuốc, anh Zhang không nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Thay vào đó, anh tìm kiếm các phương pháp dân gian trên mạng và tin rằng tỏi có tác dụng kháng khuẩn và chống ung thư. Mỗi ngày, anh ăn sống nhiều tép tỏi với hy vọng chữa khỏi bệnh dạ dày.

Sau gần 3 tháng, tình trạng của anh không những không cải thiện mà còn trầm trọng hơn. Khi tái khám, anh nhận được tin sốc: đã có dấu hiệu ung thư.

Anh Zhang vô cùng hối hận và không hiểu tại sao một loại thực phẩm được cho là kháng khuẩn mạnh lại khiến bệnh tình của mình diễn biến xấu hơn.

Nghiên cứu mới về tác dụng của tỏi đối với đường huyết và cholesterol

Gần đây, một nghiên cứu từ Đại học Đông Nam và Đại học Dân tộc Tây Tạng (Trung Quốc) cho rằng, ăn tỏi có thể giúp giảm đường huyết và cholesterol. Nhóm nghiên cứu đã phân tích tổng hợp 22 nghiên cứu với 29 thử nghiệm, gồm 1.567 người tham gia. Kết quả cho thấy, việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1c và cholesterol xấu (LDL).

Thông tin này nhanh chóng lan truyền và thu hút sự quan tâm, nhiều người khẳng định "ăn tỏi có thể giảm đường huyết và cholesterol".

img

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Trao đổi Thông tin về Thực phẩm và Sức khỏe (Trung Quốc), cảnh báo rằng, nghiên cứu trên chỉ là tổng hợp từ các nghiên cứu nhỏ với số lượng mẫu hạn chế. Ngoài ra, nghiên cứu chủ yếu sử dụng tỏi dưới dạng viên nang chứ không phải tỏi tươi. Liều lượng tỏi sử dụng trong nghiên cứu cũng rất cao, 22.400mg bột tỏi, tương đương 70-90g tỏi tươi mỗi ngày – một lượng không dễ tiêu thụ trong 1 ngày. Việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây kích ứng dạ dày, tăng tiết axit và gây hại cho sức khỏe.

Dù ăn tỏi với lượng vừa phải có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên kỳ vọng vào việc giảm đường huyết và cholesterol chỉ bằng cách ăn tỏi. Tỏi là một loại gia vị có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng cần có cái nhìn khách quan và không lạm dụng.

Ăn tỏi sống có thực sự diệt được vi khuẩn và chống ung thư?

Allicin, một hợp chất hoạt tính có trong tỏi, chứa các hợp chất lưu huỳnh như sulfide, sulfoxide và thioether, tạo nên mùi hăng đặc trưng của loại gia vị này. Với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, allicin có thể tương tác với các enzyme chứa thiol tự do, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Những gốc tự do này thường được sản sinh bởi nhiều chất gây ung thư, gây ra độc tính cho tế bào và mô.

img

Allicin không chỉ điều chỉnh cân bằng chuyển hóa trong cơ thể mà còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, kích thích sự tăng sinh của tế bào miễn dịch. Nó tăng cường các trung gian viêm và thúc đẩy sự mở rộng của tế bào CD4 T, từ đó điều chỉnh chức năng miễn dịch của bạch cầu ngoại vi. Bên cạnh đó, allicin còn có khả năng giảm nồng độ yếu tố hoại tử khối u và interleukin, góp phần làm giảm tình trạng viêm.

Hơn nữa, allicin còn có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế sự tăng sinh và gây apoptosis của tế bào ung thư, có tác dụng chống ung thư đối với nhiều loại ung thư như gan, vú và dạ dày.

Tuy nhiên, những tác dụng này chủ yếu được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để khẳng định tỏi có khả năng chống ung thư trên con người. Việc ăn quá nhiều tỏi cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng và tiêu chảy.

Bác sĩ Công Kiến Trang, Phó trưởng khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Trung tâm Trịnh Châu nhấn mạnh rằng, tỏi chỉ là một loại thực phẩm, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Việc tự ý sử dụng tỏi để điều trị các bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc nhiễm khuẩn HP có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và làm chậm quá trình điều trị.